Bạn có biết rằng
táo, nhỏ hay một số loại trái cây khác tập trung tới 90% chất dinh dưỡng
ở vỏ? Nhưng chúng ta thường bỏ vỏ đi khi ăn các loại trái cây này
Chất chống oxy hóa.
Các chất chống oxy hóa như anthocyanins, flavonoids, vitamin C… lại
thường nằm ở vỏ, những chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, có
thể chống lại các gốc tự do gây hại cho cơ thể, đồng thời phòng ngừa
bệnh tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch.
Một số quả có chứa chất dinh dưỡng ở vỏ nhiều hơn
Táo: Vỏ táo giàu vitamin C, anthocyanin và các hợp chất polyphenol khác.
Đỗ xanh:
Thành phần chính của đỗ xanh đã bỏ vỏ là protein và tinh bột, trong khi
vỏ đỗ xanh có chứa lượng lớn các thành phần chống lão hóa như
flavonoid, tanin, saponin…
Cà tím: Trong vỏ cà tím chứa phần lớn các chất anthocyanin và flavonoid.
Nho:
Vỏ nho không chỉ chứa nhiều thành phần chống lão hóa, mà còn chứa chất
resveratrol có tác dụng giảm mỡ máu, ngừa huyết khối, chống xơ cứng động
mạch.
Một số loại đậu. Đậu đen, đậu đỏ, đậu phộng, đậu tây đều có vỏ chứa nhiều thành phần chống oxy hóa.
Chất chống ung thư
Củ cải: Vỏ củ cải chứa khá nhiều các chất isothiocyanate, là thành phần chủ chốt có tác dụng chống ung thư.
Cà chua:
Vỏ cà chua giàu chất lycopene, là một trong những chất tự nhiên chống
lão hóa mạnh nhất, đồng thời có khả năng phòng ngừa bệnh tim mạch và các
bệnh ung thư.
Chất xơ và các thành phần dinh dưỡng khác
Hầu hết vỏ các loại rau quả đều giàu
chất xơ, có khả năng thúc đẩy nhu động ruột, lợi cho việc ngăn ngừa táo
bón, như vỏ táo, vỏ cà chua, vỏ nho, vỏ đậu đỏ…
Bên cạnh đó vỏ quả cũng tập trung khá
nhiều các loại khoáng chất và vitamin: Vỏ cà tím chứa vitamin P, B; vỏ
lê giàu chất sắt và chất kẽm; vỏ táo chứa nhiều crom hơn cả thịt.
Nếu bạn sợ trên vỏ rau quả vẫn còn thuốc
trừ sâu thì khi rửa hãy dùng lực chà sạch vỏ dưới vòi nước, để bụi bẩn
và hóa chất trôi ra ngoài. Nếu vỏ cứng và khó rửa, bạn có thể dùng bàn
chải chà rửa rồi rửa sạch lại với nước khoảng 15-20 phút là có thể ăn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét