Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì trong ngày lạnh?

Nhiệt độ thấp làm cho tưới máu xuống chân giảm, đồng thời làm mất cảm giác. Cả 2 yếu tố này làm cho bàn chân bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị tổn thương
Thời tiết quá lạnh làm tăng đường máu. Đó là vì quá lạnh có nghĩa là 1 trạng thái stress, và phản ứng của cơ thể đáp ứng lại stress làm tăng đường máu. Bạn cũng cần nhớ rằng không nên ở bên ngoài trời lạnh quá lâu, nhất là khi bạn mắc bệnh tim mạch hoặc thần kinh để tránh tự làm tổn thương thêm.
Nguy cơ đột quỵ. Thời tiết lạnh giá làm cho máu cô đặc thêm và có khuynh hướng đông vón. Điều đó giải thích tại sao có nhiều bị đột quỵ trong thời gian thời tiết lạnh giá. Hãy nhớ uống đủ nước ấm.
Lưu ý trong việc đo đường huyết. Đa số máy đo đường máu hoạt động không tốt khi nhiệt độ quá thấp. Trước khi đo hãy làm ấm máy đo bằng chính nhiệt độ của cơ thể. Bàn tay cũng cần được làm ấm và tăng tưới máu bằng cách vận động bàn tay và quay cánh tay rộng nhất có thể nhiều lần.
Lưu ý:
  • Khi thay đổi vùng khí hậu như từ trong chăn ấm hoặc từ trong nhà ra ngoài nhà phải mặc đủ ấm và thay đổi từ từ để tránh “sốc nhiệt”. Không nên tập thể dục ở ngoài trời sáng sớm và tối muộn.
  • Khi bắt buộc phải ở ngoài trời lạnh: miếng dán nhiệt có thể giúp chống lạnh tốt.
  • Đo đường máu thường xuyên để căn chỉnh lại chế độ ăn và thuốc.
  • Ăn nóng, uống nước ấm và chọn thức ăn sinh nhiệt nhiều như dầu mỡ, chất đạm.
  • Dùng kem dưỡng ẩm tránh khô da

0 nhận xét:

Đăng nhận xét